Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

13 bí quyết giúp bạn nổi bật khi phỏng vấn

Posted on 08:31
1. Thừa nhận điểm yếu của bản thân

Các nhà tuyển dụng thường hỏi ứng viên: “Đâu là điểm yếu của anh/chị?” Tuy nhiên, chỉ có rất ít người trả lời trung thực câu hỏi này. Họ thường cố gắng né tránh hoặc tranh thủ cơ hội để đưa ra một điểm tích cực nào đó về bản thân nhưng “đóng mác” nhược điểm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những cách không được nhà tuyển dụng đánh giá cao. 

Có một cách hiệu quả hơn để giải quyết câu hỏi mà nhà tuyển dụng đưa ra là bạn hãy thừa nhận những điểm yếu của bản thân, nhưng đó phải là những yếu điểm không liên quan gì tới công việc mà bạn đang phỏng vấn. 

Chẳng hạn, sẽ không hề gì nếu bạn nói rằng bạn không giỏi về số học trong khi bạn đang xin vào vị trí nhà thiết kế đồ họa. Đồng thời hãy nói với nhà tuyển dụng là bạn đang cố gắng khắc phục những yếu điểm đó. 

2. Mỉm cười


Mỉm cười là một việc không khó, nhưng lại ít người làm điều đó vì họ thường cảm thấy lo lắng trong cuộc phỏng vấn hoặc cố tỏ ra chuyên nghiệp. Không nhiều người biết rằng, nụ cười có thể phá tan bầu không khí căng thẳng trong phòng và giúp bạn khác biệt giữa đám đông nghiêm nghị. Nụ cười cho thấy bạn là một người thân thiện và vui vẻ, đúng là người mà ai cũng muốn làm việc cùng.

3. Chuẩn bị trước cho những câu hỏi mà người khác không chuẩn bị

Đôi khi, bạn sẽ bị nhà tuyển dụng hỏi những câu hỏi hóc búa. Điều này có thể xảy ra khi bạn xin một công việc cấp cao trong một công ty lớn. Lý do mà nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này là nhằm kiểm tra khả năng phản ứng linh hoạt và trí thông minh của bạn. Vì vậy, hãy sẵn sàng đón nhận những câu hỏi kiểu như: “Làm thế nào để biết được ở Australia có bao nhiêu quả bóng golf?” hay “Bạn đã bao giờ có một vị sếp kinh khủng chưa?”

4. Giữ bình tĩnh khi tình hình xấu đi

Trong nhiều trường hợp, cho dù bạn chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu thì bạn vẫn có thể bị vấp trong cuộc phỏng vấn. Một số nhà tuyển dụng có chủ ý ngắt lời ứng viên để xem họ phản ứng thế nào. Vì thế, hãy giữ thái độ bình tĩnh khi rơi vào tình huống như vậy. Hãy nhớ rằng, chỉ cần một phút lúng túng cũng có thể khiến bạn tuột mất công việc mơ ước mà lẽ ra bạn có được.

5. Tìm hiểu về người phỏng vấn bạn trước cuộc phỏng vấn

Biết trước một vài thông tin cơ bản về người sẽ đặt câu hỏi cho bạn trong cuộc phỏng vấn có thể giúp ích cho bạn nhiều. Mọi chuyện có thể tiến triển thuận lợi nếu bạn và người đó có chung một sở thích hoặc đã từng học chung trường đại học. 

6. Nhấn mạnh việc bạn phù hợp với văn hóa công ty

Bằng cấp là quan trọng, nhưng nhà tuyển dụng chỉ cần tới mức vừa đủ. Bằng cấp quá cao siêu không hẳn đã là ưu thế của bạn. Điều quan trọng hơn là, một khi đã đáp ứng được yêu cầu công việc, bạn cần khẳng định bản thân phù hợp với văn hóa công ty. Đó là bạn có những niềm tin và giá trị phù hợp với công ty. Đặc biệt, khả năng làm việc theo nhóm là rất quan trọng hiện nay.

 

Từ vựng mà bạn sử dụng nói lên nhiều điều về bạn là người có tính cách như thế nào. Chẳng hạn, nói “đó là công việc của tôi” sẽ không ấn tượng bằng “đó là sự nghiệp của tôi” hay “đó là sứ mệnh của tôi”. Tất cả những câu này có nghĩa như nhau, nhưng có mức độ nhiệt tình khác nhau.

Khi cuộc phỏng vấn đi tới hồi kết, bạn vẫn cần tiếp tục thực hiện những nỗ lực dưới đây:

8. Kết thúc một cách mạnh mẽ

Bạn có thể cho rằng cuộc phỏng vấn đã đi tới hồi kết khi người phỏng vấn hỏi bạn có câu hỏi gì để hỏi không. Đây chính là thời điểm để bạn gây ấn tượng với nhà phỏng vấn. Tốt nhất, bạn hãy kể một câu chuyện nào đó. Nhưng bạn cần chuẩn bị trước một câu hỏi để dẫn dắt vào câu chuyện mà bạn định kể.

Chẳng hạn, nếu bạn biết công ty này rất linh hoạt trong vấn đề cho nhân viên làm việc từ xa, bạn có thể hỏi: “Ông/bà nghĩ gì về việc nhân việc làm việc ở nhà?”, rồi sau đó kể một câu chuyện mà bạn liên quan tới vấn đề này. 

9. Cảm ơn người phỏng vấn và thể hiện sự nhiệt tình

Bạn nghĩ việc cảm ơn người phỏng  vấn và thể hiện mong muốn được làm việc cho công ty mà bạn vừa phỏng vấn chỉ là một việc bình thường. Nhưng không hẳn thế.

Khi nói lời cảm ơn lời phỏng vấn, đừng chỉ nói “Cảm ơn ông/bà”. Thay vào đó, hãy nói “Cảm ơn ông/bà vì đã dành thời gian quý báu để trao đổi với tôi. Tôi biết là ông bà rất bận” hoặc “Cảm ơn ông/bà vì đã không cười những mục tiêu nghề nghiệp buồn của tôi” hoặc “Cảm ơn ông/bà. Ông/bà đúng là những người phỏng vấn tuyệt vời nhất mà tôi từng gặp”.

10. Thư cảm ơn sau cuộc phỏng vấn

Sau khi rời khỏi cuộc phỏng vấn 1 giờ đồng hồ, đừng quên gửi email cảm ơn người đã phỏng vấn bạn. Tiếp tục gửi email cảm ơn trong 3 ngày, tiếp đó là 1 tuần… cho tới khi nào bạn được nhận được câu trả lời chắc chắn là bạn có được nhận hay không.

Nguyên tắc ở đây là bạn không được từ bỏ. Có nhiều lý do để người phỏng vấn chưa gọi lại ngay cho bạn chứ không phải vì bạn đã thất bại trong cuộc phỏng vấn. Rất có thể đó là một bài kiểm tra độ kiên nhẫn của bạn, hoặc đơn giản là do người phỏng vấn quá bận, hoặc họ đang chần chừ cân nhắc giữa bạn một ứng viên khác. Nếu bạn từ bỏ, họ sẽ chọn ứng viên kia.

11. Giữ liên lạc và gia tăng thêm gia trị

Mọi liên lạc giữa bạn và nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn đều cần gia tăng giá trị. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là gửi link những bài báo thú vị có liên quan tới họ. Nhà tuyển dụng bận rộn sẽ đánh giá cao về điều đó.

12. Học cách đàm phán

Những người chuyên nghiệp thường tiến hành đàm phán về lương thưởng, chế độ… với nhà tuyển dụng khi họ nhận được công việc. Đàm phán thể hiện bạn chuyên nghiệp và có năng lực. Tuy nhiên, hãy nhớ, đàm phán không phải là lúc bạn đối đầu với nhà tuyển dụng.

13. Cảm ơn những người đã giúp bạn

Cuối cùng, đừng quên cảm ơn người đã giới thiệu bạn tới công việc này. Nếu có thể, hãy mời họ đi uống cà phê. Thái độ biết ơn chân tình sẽ giúp bạn có thêm người hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết về sau.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét